Học bổng du học Nhật Bản của trung tâm Nghĩa Lĩnh

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Trường Nhật ngữ Hiroshima - Hiroshima

Trung tâm tư vấn du học Nghĩa Lĩnh, Tổ 17 Phú Diễn Bắc Từ Liêm Hà Nội

Trường Nhật Ngữ Ken - Chiba

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Lớp học của các bạn du học sinh Nhật Bản

Trung tâm tư vấn du học Nghĩa Lĩnh, Tổ 17 Phú Diễn Bắc Từ Liêm Hà Nội

Trường đại học quốc tế KCG - Osaka

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Hoạt động ngoại khoá của các bạn du học sinh tại trường Nhật Ngữ

Trung tâm tư vấn du học Nghĩa Lĩnh, Tổ 17 Phú Diễn Bắc Từ Liêm Hà Nộ

Kết quả Viza của các bạn học viên tại trung tâm Nghĩa Lĩnh

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Trường Học viện Quốc tế Elizabeth

Trung tâm tư vấn du học Nghĩa Lĩnh, Tổ 17 Phú Diễn Bắc Từ Liêm Hà Nội

Trường Nhật Ngữ JLA

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Trường Học viện Kurashiki - Okayama

Trung tâm tư vấn du học Nghĩa Lĩnh, Tổ 17 Phú Diễn Bắc Từ Liêm Hà Nội

Trường Nhật Ngữ Kuroba - Osaka

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458

Trường Nhật Ngữ ISB - Tokyo

Tel:0437643415........Fax: 0432123657..........Mobile: 0904664458


08 November 2017

Mẹ Sài Gòn bắt con chơi điện tử, vào đa cấp học kỹ năng mềm

Mỗi lần con đi nghe đa cấp, bà lại bắt con trình bày lại xem họ nói gì. Vài lượt như vậy, Hoàng Lân học được cách PR sản phẩm...


Hơn 10 ngày gần đây, series "Phụ huynh tôi là số 1" của chàng trai Hoàng Lân, 25 tuổi, đang khuấy đảo các diễn đàn lớn nhỏ trên mạng. Bằng lối viết dí dỏm, hấp dẫn, Hoàng Lân đã dựng nên chân dung một người mẹ chuyên dạy con "khác người" nhưng thâm thúy, hiệu quả.
Hoàng Lân. Ảnh nhân vật cung cấp
Đến nay, chàng trai trẻ đã cho ra đời 6 phần, với gần 40 lời khuyên nuôi dạy con của mẹ mình - một giảng viên kinh tế. VnExpress trích đăng 14 lời khuyên trong đó:

Bà già tôi là một phụ huynh tuyệt vời:

1. Từ lúc tôi mới đẻ, mẹ luôn tiêm nhiễm vào đầu tôi: "Con chạy ra đường và tạo ra giá trị thặng dư đi. Sau này mẹ chết thì con xin tiền ai?".

2. Tôi thuận tay trái, lúc nhỏ bị cô giáo đánh suốt 2 tuần. Đi công tác về mẹ nhìn tay tôi bầm tím, dắt lên trường tìm hiệu trưởng: "Con tôi viết tay trái thì động gì đến bà mà đánh nó bầm tay". Bà hiệu trưởng phải sang nhà tôi xin lỗi nhưng mẹ vẫn quyết định chuyển trường cho tôi.

3. Hồi bé tôi ít đi ra đường chơi. Mẹ nhìn mấy đứa hàng xóm suốt ngày kéo nhau đi chơi net, cũng bắt tôi đi. Lần đầu tôi đi chơi là do mẹ lôi. Lớn một chút tôi nghiện game, bà chỉ nói nhẹ nhàng, "Nếu xác định làm game thủ thì cứ tập trung chơi, nhưng mà mẹ cho con một năm, chơi game không tới nơi tới chốn thì mẹ cho đi nghĩa vụ". Rốt cuộc tôi chọn học và bỏ game vì nhận ra, game thủ ở Việt Nam bạc lắm.

5. Có lần tôi đi ăn sinh nhật với đám bạn về bị xe tông nằm viện, mẹ nhất định không vào thăm. Lúc về tôi giận lắm mới hỏi: "Tại sao mẹ không vào thăm con?". Mẹ nói: "Mẹ đang chống mắt lên coi mấy đứa mà con coi là 'bạn tốt' có vào thăm con không? Mẹ nói thật, cho dù xe có cán con tử vong thì cũng không có một cành cúc nào của tụi nó đâu. Nhìn vào đám bạn con đang giao du là mẹ biết sớm muộn gì con cũng có kết cục đó. Mẹ đang chờ nó diễn ra để con sáng mắt ra".

Hoàng Lân đang công tác trong một tập đoàn công nghệ. Anh cũng làm chủ một shop thời trang. Anh chia sẻ những lời dạy của mẹ với mong muốn ai đọc được hãy cố gắng trở thành một phụ huynh tuyệt vời của con cái.
6. Có lần tôi giận đòi bỏ nhà ra đi, mẹ nói thẳng: "Mẹ không dạy được con thì con đi đi cho xã hội ngoài kia nó dạy. Mẹ đánh đòn con mẹ xót, còn xã hội mà đánh con thì mẹ chấp nhận mất con".

8. Chọn trường thi đại học mẹ nói: "Con phiền quá, thi trường nào chẳng được. Đại học không phải là con đường duy nhất để ra đời kiếm tiền. Mẹ với ba con dạy đại học nên biết nhiều đứa ra trường xong cũng thất nghiệp. Mẹ cho con tự lập từ nhỏ rồi thì quăng cây cuốc con cũng tự kiếm tiền được, ăn thua là do bản lĩnh của con thôi. Nhưng nói không phải để con thi trượt đại học, bởi vì giữa cầm cây viết và cầm cây cuốc, cây nào nhẹ hơn?".

9. "Con có làm gì làm, né nghề y ra. Tính con ẩu, rất ẩu, lại hay quên. Đi ngành y sẽ là tự cầm xẻng đào lỗ chôn mình. Mai mốt người ta kêu mổ ruột thừa lại lôi bàng quang ra. Nhưng trên hết, vì mẹ đã dạy con mê tiền thì tốt nhất là đừng theo ngành y, ngành y không có chỗ cho những người thích tiền".

10. "Mấy nay mẹ thấy rộ lên vụ đa cấp, hôm nào con vô thử mấy công ty đa cấp coi họ nói cái gì mà ai cũng nghe theo, rồi về trình bày lại cho mẹ". Thế là tôi theo lũ bạn đi nghe đa cấp. Ôi, nghe xong mê mẩn giấc mơ làm giàu triệu đô về kể, mẹ nghe xong cười sặc sụa: "Chưa đủ thuyết phục, đi học thêm đi, học cách tụi nó quảng cáo sản phẩm, công dụng và lợi nhuận kĩ vào rồi về kể lại".

Thế là lại đi. Lần này kể mẹ vẫn cười sặc sụa: "Con nói mà chừng nào mẹ cảm giác được thuyết phục thì nói. Ăn nói còn thua mấy anh đa cấp thì sau này ra đời ăn cám nhé con trai". Thế là tôi cứ chui vô mấy công ty đa cấp ngồi nghe họ giảng, chém gió các kiểu và cũng học được cách PR sản phẩm, nói chuyện trước đám đông, học được cả nghệ thuật thuyết phục... Nằm vùng đủ lâu cũng nhận ra được mặt trái của đa cấp.

11. "Con học trường nào cũng vậy, mẹ sẽ chỉ lo học phí cho 2 năm đầu, còn lại tự bơi. Thế là tôi phải đi bưng phở 3 năm, trong thời gian đó, tôi còn nhập thêm điện thoại Hàn Quốc về bán. Những năm đầu biết kinh doanh là như thế".

13. "Sinh đứa con ra mà lúc nào cũng bao bọc, cuộn nó lại thì chỉ có thể là phong kiến Việt Nam, một chế độ tự giết chết con mình. Không tin con để ý, những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử phong kiến toàn là bứt gia phong ra để tìm lối đi riêng. Bà Trưng thì cãi lời cha học võ đánh giặc, hay Bác Hồ cũng phải một thân một mình bôn ba đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước đấy thôi".

13. Mẹ đọc báo bên Mỹ nó ghi là: Hãy tập cho trẻ nhỏ làm quen với nguy hiểm hơn là cứ suốt ngày dặn con tránh xa nguy hiểm". Thế là mẹ thực hành triệt để luôn. Mẹ hay lấy mấy cái hộp quẹt điện, có cái đồ bấm điện rồi suốt ngày chích tôi. Chích xong còn nói mai mốt con thò tay vào ổ điện nó cũng tê vậy đó. Từ đó về sau tôi sợ điện giật luôn.

14. "Mẹ không tin người nào nói tiền không mua được hạnh phúc! Cái gì không mua được bằng tiền, thì mua được bằng rất nhiều tiền. Này nhé, khi con buồn mà không có tiền, cùng lắm con ra quán, mua được chai bia con mực rồi ngồi nhìn lại vẫn tay trắng. Còn nếu khi có tiền, con buồn, có thể chui vào xe hơi mà khóc, chui vào biệt thự mà khóc, khóc ở Hội An, khóc ở Đà Nẵng, khóc ở bất cứ nơi nào, qua Mỹ, châu Âu, Nhật mà khóc cũng được..."
 
Mẹ của Lân là một giảng viên kinh tế và có ảnh hưởng rất lớn đến anh. Ảnh: NVCC.
Hoàng Lân cho biết, anh bắt đầu viết những lời dạy của mẹ khi bố anh bị tai nạn, trong khi anh đang công tác ở Quy Nhơn. Sự việc xảy ra từ 18/5 và khá nguy kịch nhưng mẹ không báo cho Lân, cho tới ngày 5 ngày sau anh mới biết sự việc. Lúc đó anh đã khóc hỏi mẹ tại sao lại giấu. Một lần nữa, mẹ lại khiến anh thấy khâm phục.

Bà nói: "Trong tình huống này, người buồn nhất không phải mẹ, vì mẹ bên cạnh biết rõ tình trạng của ba. Còn con làm việc xa nhà, con khóc thì biết tựa vào ai. Cho nên, có khóc thì khóc lúc này thôi, mẹ không dạy con sự nhu nhược và yếu đuối. Ngày mai thức dậy, lau sạch nước mắt, hoàn thành sớm dự án, đem tin vui về cho ba mẹ. Khi ba mất đi đôi chân, thì mai này hai đứa chính là đôi chân của ba đó. Các con hãy bước đi thật mạnh mẽ như đôi chân của ba các con từng vậy".

Lân đã hoàn thành công việc và vào 2 ngày sau đó, anh đã xin nghỉ phép để ở viện chăm bố.


Tác giả: Dan Phuong

25 October 2017

Thông tin mới nhất về du học nhật bản 2018

Thông tin mới nhất về du học nhật bản từ kỳ tháng 4 năm 2018

Bộ quản lý giáo dục và đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các Công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ về Du học Nhật Bản từ trước tới nay, gây ra sự thiếu hiểu biết cho các bạn DHS  sang Nhật học tập, trau dồi kiến thức dẫn đến các bạn DHS sinh sống học tập tại Nhật gặp phải nhiều khó khăn.

Ngài đại sứ Nhật Bản:  Umeda Kunio phát biểu tại buổi làm việc
   Hiện nay một số website của các Công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với DHS tại Nhật Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này. Từ kỳ nhập học tháng 4 năm 2017 phía Nhật bản đã siết chặt quá trình xét visa cho những học sinh sinh viên có nguyện vọng sang Nhật bản để học tập. Mục đích là để chọn lọc lại những người thực sự có nguyện vọng muốn đi du học nhật, năng lực tài chính bảo lãnh và đặc biệt quan trọng nhất là năng lực tiếng nhật.

   Vừa qua, Bộ GD-ĐT với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản tham khảo trong quá trình lựa chọn trước khi đi học.  Bắt đầu từ tháng 4 năm 2017, phía Nhật Bản sẽ rà soát lại tất cả các trường Nhật ngữ tại Nhật bản với mục đích là tạo cho DHS có mong muốn sang Nhật bản được học tập tại một môi trường đào tạo chất lượng nhất. Cùng với đó ĐSQ Nhật bản sẽ thiết chặt vấn đề kiểm tra giám sát năng lực tiếng nhật của các bạn DHS tại ĐSQ Nhật tại Việt Nam. Những ai được đánh giá là không có khả năng học tiếng Nhật, tiếng Nhật yếu kém đều sẽ không được cấp Visa du học, kể cả những bạn đã có tư cách lưu trú(COE). Do số lượng học sinh đi du học Nhật bản ngày càng tăng lên nên cục xuất nhập cảnh Nhật bản sẽ không thể kiểm tra đánh giá toàn bộ được số lượng hồ sơ xin tư cách COE, vì vậy ĐSQ Nhật bản đặt tại các nước sở tại sẽ cùng kiểm tra, kiểm định hồ sơ, năng lực tiếng nhật, năng lực bảo lãnh của các bạn có nguyện vọng đi Du học Nhật Bản.

Kết thúc buổi làm việc trao đổi về vấn đề Nhật Bản

   Bên cạnh đó, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các Công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi học, Vừa đi làm” 

Gần đây, Các công ty tư vấn du học đã đăng tải rất nhiều các thông tin không chính xác về Du học Nhật Bản trên trang Web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách các bạn đi làm sau giờ học trên lớp. Chẳng hạn như: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật của các bạn mà các bạn mỗi tháng có thể kiếm được từ 200.000 Yên (~40 triệu đồng) đến 300.000 Yên (60 triệu đồng) một tháng” tuỳ theo các công việc và vùng miền bạn sinh sống.

Thế nhưng thực tế thì Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách là “du học sinh” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm thì cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”. Và giấy phép này cũng chỉ cho phép các bạn DHS làm thêm trong một khoảng thời gian quy định theo pháp luật của Nhật Bản (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật.

Hơn nữa, dù bạn có đi làm thêm sau giờ học thì số tiền lương bạn nhận được bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 200.000 yên (~40 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Số tiền kiếm được bằng các công việc làm thêm này về cơ bản sẽ giúp bạn chi trả được cuộc sống hằng ngày trong thời gian bạn sinh sống học tập Tại Nhật. Trung bình mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 120.000 Yên (~24 triệu đồng), tại các vùng khác là 80.000 Yên (16 triệu đồng) trong một tháng.
  
Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100.000 Yên (20 triệu đồng). Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà. Ngoài các chi phí sinh hoạt bạn còn phải đóng học phí cho trường các bạn theo học. Các trường tiếng Nhật và trường Đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu học phí vào khoảng 500.000 Yên đến 1.000.000 Yên trên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học, tiền hoạt động ngoại khoá, …)

   Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.


ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại trang web của đại sứ quán Nhật tại Việt Nam: 

Hoặc các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại:   0904 664 458  

P/s: Ngày 24 tháng 10 . Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản. 

21 June 2017

Tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Nhật

Trung tâm Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh thông báo tuyển dụng giáo viên dậy tiếng Nhật cho các học viên là Du học sinh theo giáo trình Minnanonihongo. Làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp. Một lớp học không quá 10 học viên.

Du học Nghĩa Lĩnh
Tuyển dụng giáo viên tiếng Nhật Full-time

20 June 2017

Du học Nhật Bản và những điều cần biết

      Sau đây du học nghĩa lĩnh sẽ nêu lên một số vấn đề cần lưu ý mà hầu hết các bạn du học sinh sẽ gặp phải trong thời gian đầu tới Nhật. 

       - Thẻ ngoại kiều là loại thẻ nhựa được cấp ngay tại một số sân bay quốc tế tại Nhật Bản. Thẻ được làm bằng chất liệu polyme trong đó có ghi các thông tin cơ bản của các bạn như là họ tên , ngày tháng năm sinh , quốc tịch , tư cách lưu trú ( du học sinh, lao động ...)  Thẻ ngoại kiều là giấy tờ chứng minh cho việc lưu trú hợp pháp cho các bạn trong thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản và được dùng thay thế tương tự như chứng minh thư ở Việt Nam , ngoài ra khi đăng ký các loại giấy tờ thì việc xuất trình thẻ ngoại kiều là cần thiết . Chính vì vậy các bạn phải giữ gìn hết sức cẩn thận và  luôn mang theo bên mình để tránh trường hợp đi lạc đường hoặc bị cảnh sát bất ngờ kiểm tra giấy tờ tùy thân . Lưu ý các bạn không cho người khác mượn hoặc copy dưới bất kỳ hình thức nào  vì gần đây có một số trường hợp mượn hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều của người khác để đi đăng ký điện thoại , sổ, thẻ ngân hàng hoặc lừa đảo trên mạng xã hội. Những việc này hết sức nghiêm trọng và có liên quan đến pháp luật nên các bạn hết sức lưu ý để tránh gặp những gặp phải những rắc rối không đáng có.
      - Thẻ bảo hiểm : thẻ bảo hiểm là loại thẻ chất liệu giấy.  Sau khi sang Nhật các bạn sẽ phải đi đăng ký địa chỉ và làm thủ tục tại cơ quan hành chính quận gần nơi cư trú , sau đó các bạn sẽ được phát thẻ bảo hiểm dân cư . Thẻ này có tác dụng để khám chữa bệnh và mua thuốc tại tất cả các bệnh viện tại Nhật Bản. Một số phòng khám tư nhân lớn cũng áp dụng và có thể sử dụng thẻ bảo hiểm này. Sử dụng thẻ bảo hiểm này các bạn sẽ được giảm trừ trực tiếp 50%-70% tổng số tiền khám chữa bệnh và tiền thuốc.
      - Thẻ và sổ ngân hàng : Thông thường tất cả các bạn sau khi hoàn tất giấy tờ cần thiết tại Nhật Bản, các bạn sẽ phải đi mở ít nhất một tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản để có thể sử dụng để nhận tiền sinh hoạt phí hàng tháng gia đình gửi từ Việt Nam và  nhận tiền lương làm thêm ( nếu có ). Thông thường các bạn thường sử dụng thẻ ngân hàng bưu điện vì ngân hàng này rất tiền dụng , có hệ thống tại hầu hết các tỉnh thành, địa phương tại Nhật và mạng lưới cây ATM rất lớn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các bạn . Hơn thế nữa , ngân hàng bưu điện còn miễn phí chuyển khoản trong cùng hệ thống. Chính vì vậy ngân hàng này được hầu hết người Nhật và các bạn học sinh tin dùng và sử dụng. Ngoài ngân hàng này thì tại Nhật Bản còn có rất nhiều ngân hàng lớn , nổi tiếng trên trên khắp nước Nhật và trên cả thể giới như ngân hàng Sumitomo, Mishubishi , Mizuho ......và một số ngân hàng địa phương lớn như ngân hàng chyugoku , hoku rikku ... Các bạn cũng có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng. Ngoài ra còn một việc hết sức quan trọng đối với các bạn là việc sử dụng sổ ngân hàng là giấy tờ cần thiết trong việc chứng minh tài chính cho các bạn có đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống , học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản để xin viza tiếp theo cho các bạn . Tất cả thông tin chi tiết về các khoản tiền nhận được và gửi đi của các bạn đều được ghi chép lại trong sổ ngân hàng .
    -  Cuộc sống sinh hoạt và việc làm thêm :  Khi mới bước chân tới Nhật hầu hết các bạn đều bỡ ngỡ trước cuộc sống hiện đại và môi trường trong sạch tới bất ngờ tại Nhật Bản nhưng cũng có rất nhiều điều cần thiết các bạn phải lưu ý và học hỏi .
    +  Ký túc xá , nhà thuê :  Trong ký túc xá của trường hoặc nhà ở mà các bạn thuê bên ngoài hầu hết đều được trang bị cơ bản bao gồm bếp( ga , điện ) , tủ lạnh , lò vi sóng và nước nóng. Tùy từng ký túc xá hoặc nhà thuê cũng hầu hết có trang bị điều hòa. Khi tới ký túc các bạn cần hết sức chú ý khóa, van an toàn , cầu dao điện để đề phòng tình huống khẩn cấp. Ngoài ra các bạn còn chú ý việc thanh toán hóa đơn điện nước. Các hóa đơn tiền điện nước ga sẽ được gửi thông báo vào ngày cố định hàng tháng , Sau khoảng 1 tuần tới 10 ngày sẽ có hóa đơn chính thức. Thông báo hóa đơn không thể dùng để thanh toán hóa đơn tại combini hay các cửa hàng tiện lợi nhưng các bạn có thể cầm hóa đơn tới thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi hoặc combini. Trong hóa đơn đã có mã Cos các bạn chỉ cần đưa hóa đơn thanh toán cho nhân viên combini và trả tiền . Các hóa đơn sau 2 tháng không được thanh toán sẽ tiến hành khóa , cắt sử dụng nên các bạn phải hết sức lưu ý .
     + Về việc đi lại : chủ yếu các bạn du học sinh đều tới các thành phố và trung tâm lớn nên việc đi lại chủ yếu bằng tàu điện. Việc làm vé tháng sẽ giúp các bạn đi lại thuận tiện nhanh chóng và đỡ tốn kém hơn. Một số trường được giảm phí đi lại nên trước khi làm vé tháng các bạn nên hỏi kỹ giáo viên của trường để tránh lãng phí không đáng có . Nếu các bạn làm vé tháng thường thì có thể thao tác trực tiếp trên cây bán vé tự động tại nhà ga hoặc nhờ sự hỗ trợ của nhân viên nhà ga . Đối với các trường tiếng hoặc semmon có hỗ trợ miễn giảm tiền tàu các bạn phải tự khai trên một thẻ giấy nhỏ yêu cầu các thông tin chi tiết về tên , tuổi , địa chỉ hiện tại , ga đi( ga gần nhất hoặc thuận tiện nhất từ nơi bạn sống )  và ga tới ( ga thuận tiện gần trường nơi bạn học nhất ) . Kèm theo đó các bạn phải chuẩn bị sẵn thẻ học sinh và giấy tờ đăng ký địa chỉ như là thẻ ngoại kiều hoặc thẻ bảo hiểm để xuất trình khi nhân viên nhà ga yêu cầu. Một số ít các bạn cũng sử dụng xe đạp để  tiện cho việc đi học cũng như đi làm thêm để tiết kiệm chi phí nếu nơi ở , trường học và nơi làm thêm gần và có thể đi lại bằng xe đạp. Việc đi xe đạp ở Nhật cũng phải tuân thủ những quy định hết sức rõ ràng và chi tiết mà các bạn phải biết như là đi xe trên phần đường bên trái , có thể đi trên vỉa hè nơi có vỉa hè rộng. Việc đỗ xe chỉ được đỗ ở những nơi quy định , các bạn không nên để xe ở vỉa hè hay những nơi không được phép sẽ có thể bị phạt tiền hoặc những người làm trật tự sẽ đưa xe của bạn về bãi giữ xe tập trung và bị xử phạt.
     - Hầu hết các bạn du học sinh sang Nhật đều muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp vừa để nâng cao khả năng ngôn ngữ và một phần trang trải cuộc sống giúp đỡ một phần gánh nặng sinh hoạt phí của phụ huynh hàng tháng. Nhưng luật pháp Nhật bản cũng có một số quy định về việc làm thêm đối với  các bạn du học sinh được phép làm tối đa 28h/ Tuần và không quá 120h/ tháng . Các kỳ nghỉ dài các bạn có thể làm gấp đôi thời gian quy định. Ngoại trừ vùng kyushyu mới đây đã được nâng thời gian làm thêm lên 36h/ tuần.  Việc làm thêm không được làm ở những công ty , công việc hoặc khu vực không đảm bảo an toàn lao động hoặc không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đặc biệt lưu ý các bạn nữ lưu ý khi làm việc tại các nhà hàng, quán bar thì đối với công việc phổ thông như làm bếp hoặc bưng bê trong nhà hàng thì hoàn toàn hợp pháp nhưng việc ngồi uống cùng khách và rót rượu tại một số quán là công việc bị cấm nên các bạn cũng hết sức lưu ý khi làm những công việc này. Những bạn làm việc tại những khu vực nhạy cảm, vũ trường hết sức bị chú ý nên các bạn cũng nên chủ động tránh và không nên làm việc tại những khu vực này.


 
   

09 June 2017

Cách sử dụng tính từ trong tiếng nhật

Hẳn các bạn đã biết đến cách danh từ hoá động từ và tính bằng cách thêm [] hoặc là [こと] rồi đúng không? Hôm nay Du học nhật bản Nghĩa Lĩnh sẽ hướng dẫn các bạn thêm một số cách danh từ hoá tính từ bằng cách trực tiếp biến đổi tính từ trong tiếng nhật nhé.

Như chúng ta đã biết, trong tiếng nhật có hai loại tính từ là tính từ đuôi i và tính từ đuôi na. Cách sử dụng tính từ trong tiếng nhật tưởng chừng rất đơn giản nhưng chúng ta lại thường không biết hết các cách sử dụng của chúng, mà trong phần sơ cấp chúng ta chỉ học những cách sử dụng cơ bản của tính từ. Vậy hôm nay các bạn hãy cùng Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh cùng tìm hiểu xem cách chia và biến đổi của tính từ trong tiếng nhật như thế nào nhé.
 
Tính từ trong tiếng nhật
Cách sử dụng và chia tính từ trong tiếng nhật
1. Thêm hậu tố 「さ」vào sau tính từ để biến chúng thành các danh từ chỉ mức độ hay kích thước.

Cách đổi: Tính từ đuôi i ( )/ Tính từ  đuôi na () +

*  Hậu tố có thể thêm vào hầu hết các tính từ để biến chúng thành danh từ.

Ví dụ:

大き (to, lớn) 大き (kích thước, độ lớn)
(cao) (độ cao, chiều cao)
うれし (vui) うれし (niềm vui, độ vui)
さびし (buồn, cô đơn) さびし (nỗi buồn, độ cô đơn)
まじめ (nghiêm chỉnh, nghiêm túc, chăm chỉ) →まじめ (độ nghiêm chỉnh, độ chăm chỉ)
大切 (quan trọng) 大切 (tầm quan trọng)
いい・よ (tốt, đẹp) (sự tốt, độ tốt)

Chúng ta cùng đi vào các câu ví dụ cơ bản sau nào:
① 大きさは違うが、君(きみ)と同じかばんをもっているよ。

→ Tôi có một cái túi giống của cậu nhưng kích thước khác nhau.

② 子どもに命(いのち)の大切さ(たいせつさ)を教えなければならない。

→ Phải dạy cho trẻ con biết tầm quan trọng của sinh mạng.

③ 昔(むかし)の人は、今の世界(せかい)の便利さ(べんりさ)を知りません。

→ Những người thời xưa không biết được độ tiện lợi của thế giới ngày nay.

④ この街(まち)は、冬の寒さがきびしいです。とても寒いんですよ。

→ Ở thị trấn này cái lạnh mùa động rất khắc nghiệt.  Trời rất là lạnh.

Xem thêm: Cách học tốt Kanji trong tiếng nhật tại đây

28 April 2017

Lớp học tiếng nhật miễn phí tại nhật - ボランティア日本語教室

Các bạn có biết đến lớp học tiếng Nhật miễn phí ボランティア日本語教室 trên toàn lãnh thổ Nhật Bản không?

Ngoài các lớp dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài vào ban đêm ở các shiyakusho các bạn có thể tìm thấy các lớp học vào ngày chủ nhật ở link dưới đây cho mỗi khu vực mình sống trên toàn Nhật Bản.
Một lớp học miễn phí tiếng Nhật tại Nhật
Đây là lớp học dành cho các bạn người nước ngoài sinh sống tại Nhật có mong muốn được trau dồi thêm tiếng Nhật. Các lớp tiếng Nhật tình nguyện giúp người nước ngoài học tiếng Nhật miễn phí hoặc chi phí không đáng kể (vài trăm đến 1000 yên/tháng nhằm hỗ trợ phí đi lại cho giáo viên).

01 April 2017

Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật chuẩn và chính xác nhất

Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật chuẩn và chính xác nhất. Hôm nay Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh sẽ giới thiệu với các bạn hãy ghép thên tên đệm và họ của mình vào theo danh sách bên dưới nhé. Những ai không có tên hay thiếu tên trong danh sách này hãy ghi lại tên của mình trong khung coment để add viết hướng dẫn bổ sung nhé.

Du học Nghĩa Lĩnh - Tên Bạn là gì?

29 March 2017

Kanji N5 trọn bộ đủ 79 từ

Du học nghĩa lĩnh  - Chuyên mục : Chia sẻ kinh nghiệm Kanji N5 trọn bộ 79 từ.
Chào các bạn. Hôm nay Du học Nghĩa Lĩnh xin giới thiệu với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật  79 chữ Kanji thuộc trình độ N5, Topji, Nastet. Kanji cấp độ N5 không nhiều nên mỗi ngày khi bắt đầu học kanji các bạn chỉ nên học 5 đến 10 từ mỗi ngày, để đạt được hiệu quả cao nhất. 
Làm chủ kanji N5 chỉ trong 10 ngày

Vậy là chỉ trong khoảng 10 ngày là các bạn đã học hết Kanji N5 rồi phải không?💪 😀Các bạn có thể in ra để tự học tiếng nhật hoặc sử đụng Mobile để học thật dễ dàng mọi lúc mọi nơi.
Link tải file in mình để ở cuối bài nhé.

26 March 2017

Thông tin cần biết về thẻ ngoại kiều và tư cách lưu trú tại Nhật

THẺ NGOẠI KIỀU CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, KHI LÀM MẤT THẺ NGOẠI KIỀU...

Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh (Chuyên mục Hỏi / đáp)

Thẻ ngoại kiều là gì?

Thẻ ngoại kiều là thẻ mà đi bất cứ đâu bạn cũng phải mang theo người, kể cả bạn chỉ ra ngoài mua đồ một chút. Hiệu lực của thẻ ngoại kiều chính là hiệu lực mà visa bạn nhận được khi xin tư cách lưu trú tại nhật. Nghe có vẻ hơi phiền phức nhưng bạn buộc phải làm như thế. Bởi vì đây là thủ tục không thể thiếu để bạn có thể bắt đầu cuộc sống du học của bạn tại Nhật Bản.

Xem thêm: Thông báo tuyển sinh du học Nhật Bản.
Xem thêm: Học bổng du học Nhật Bản lên tới 100 triệu đồng.
Xem thêm: Bảng chi phí du học Nhật bản năm 2017.
 
Mặt trước và mặt sau của thẻ ngoại kiều
Nhật bản đã thay đổi Hệ thống quản lý cư trú mới thay thế hệ thống đăng ký ngoại kiều từ tháng 7/2012. Thẻ mới được cập nhật trong hệ thống, các chi tiết thân nhân của người mang thẻ: ảnh, tên, quốc tịch hay nguồn gốc hoặc khu vực, ngày tháng năm sinh, giới tính, tình trạng cư trú, thời gian lưu trú và giấy phép làm việc.

Thẻ cư trú này được cấp cho người kết hôn với công dân Nhật Bản, người nước ngoài có nguồn gốc Nhật Bản, nhân viên công ty, tu nghiệp sinh, sinh viên và những người thường trú, không áp dụng đối với khách du lịch hoặc cư trú ngắn hạn.

25 March 2017

Hướng dẫn điền thông tin các tờ khai nhập cảnh Nhật Bản mới nhất

Chào các bạn. Kỳ nhập học Duhọc Nhật Bản tháng 4 đã chuẩn bị bắt đầu. Trung tâm Du học Nghĩa Lĩnh xin chia sẻ, hướng dẫn các bạn thủ tục và cách điền thông tin các tờ khai mới nhất từ năm 2017 trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản. (Các hướng dẫn trước đây đều đã không còn áp dụng cho kỳ nhập cảnh từ tháng 4 năm 2017 này nhé. Mọi thông tin thay đổi thủ tục các bạn xem tại trang web của cục xuất nhập cảnh nhật bản tạiđây).

Mẫu tờ khai nhập cảnh mới từ năm 2017:
Mẫu tờ khai nhập cảnh mới nhất
Cách điền thông tin:
(Các bạn tham khảo thông tin để điền vào tờ giấy được phát trên máy bay nhé)

Vị trí số 1: Bạn ghi họ của mình theo như hộ chiếu.
Vị trí số 2: Bạn ghi tên đệm (nếu có) và tên của bạn theo như Hộ chiếu.
Vị trí số 3: Ghi ngày tháng năm sinh của bạn.
Vị trí số 4: Ghi địa chỉ hiện tại của bạn (quốc gia và tỉnh thành nơi bạn sống tại Việt Nam)
Vị trí số 5: Ghi hình thức bạn tới Nhật theo diện nào. Các bạn du học sinh thì ghi: Study
Vị trí số 6: Ghi thông tin mã chuyến bay của bạn.
Vị trí số 7: Ghi thời gian bạn sẽ học tại trường Nhật Ngữ theo giấy báo của trường..
Vị trí số 8: Ghi tên trường tiếng Nhật và địa chỉ của trường. Số điện thoại của trường Nhật ngữ mà bạn theo học tại Nhật. 
Vị trí số 9: Các bạn tích hết vào mục No như hình.
Vị trí số 10: Các bạn ghi và ký tên theo hộ chiếu.

17 March 2017

Thông tin Chi phí Du học Nhật Bản

CÔNG TY DU HỌC NGHĨA LĨNH 

Thông báo chi phí Du học Nhật Bản 

Kể từ kỳ tháng 1 năm 2016 trở đi. Trung tâm Nghĩa Lĩnh miễn phí dịch thuật làm hồ sơ cho các bạn học viên có chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên và các bạn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt loại giỏi. Các bạn chỉ phải đóng học phí cho trường Nhật Ngữ theo giấy báo của trường. 

Với các bạn còn lại chi phí hồ sơ tại Việt Nam + Vé máy bay chỉ còn khoảng 20 triệu đồng. 

Tin mới: Học bổng du học Nhật Bản. Có ngay 100 triệu khi đi du học Nhật:  Xem ngay

Du học Nhật Bản
Chi phí du học Nhật Bản năm 2018

Chúng tôi tự hào là trung tâm duy nhất công khai chi phí du học Nhật bản rõ ràng và minh bạch.

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần qua

 
GỬI TIN NHẮN CỦA BẠN