31 December 2016

Những điều kỳ quặc xuất hiện trong tết của Người Nhật

PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI NHẬT

Trong khi người Việt chúng ta còn đang bình thản với tháng Chạp cuối năm âm lịch thì người Nhật Bản đã hối hả, sôi động trong không khí vui đón các ngày lễ hội lớn nhất của năm cũ sắp qua và năm mới bắt đầu đến. Đó là Lễ Noel (25/12 của năm cũ).
Người Nhật Bản không có phong tục đón tết âm lịch như hầu hết các nước châu Á, mà họ đón năm mới theo lịch dương, với nhiều nghi thức hết sức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống. Mời các bạn hãy Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh cùng hòa mình vào không khí tết của người dân Nhật Bản và tìm hiểu những hoạt động thú vị họ thường làm trong dịp này.

Treo Shimenawa trước cửa nhà


Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình. Shimenawa là gì?

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà


Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Theo phong tục từ xa xưa tất cả các gia đình,cơ quan, công sở, công ty cửa hàng,..đều đặt kadomatsu trước cổng từ những ngày trước tết đến hết ngày 7/1. Trong những ngày này mọi người đều ăn mặc đẹp, đến đền chùa làm lễ hatsumode đầu năm. Để mặc kimono, các phụ nữ Nhật đều phải búi tóc theo kiểu truyền thống rất cầu kỳ. Dịp đầu năm, do các tiệm làm đầu đóng cửa hoặc thường có lịch hẹn trước dày đặc, nên nhiều người có khi phải làm từ ngày hôm trước và giữ tóc qua đêm khiến mất ngủ, nhưng không ai phàn nàn mà trái lại vẫn rất phấn khởi, thanh thản vì đã có được mái tóc truyền thống như ý. Ở các đền thờ, khi đến làm lễ, người Nhật thường mua mũi tên trừ ma quỷ gọi là hamaya để gắn kèm vào kadomatsu trước cổng nhà; và cũng tại các đền thờ đó, họ có thể tùy tâm xóc quẻ rút lá số xem bói bản thân, gia đình năm đó. Kadomatsu là gì?

Đặt Wakazari trong bếp 

Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm. Wakazari là gì?

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Giống như Việt Nam, người Nhật Bảncũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn họ sẽ dùng đũa nhọn ở cả hai đầu.

Sáng mùng 1 làm lễ Oshogatsu


Vào sáng mùng 1 Tết các gia đình làm lễ Oshogatsu để đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu otoso để trừ tà khí năm mới và để kéo dài tuổi thọ. Tất cả các thành viên trong gia đình từng người bắt đầu từ người nhỏ tuổi nhất quay mặt về hướng đông và uống rượu sake và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đến sau khi cúng thần năm mới mọi người sẽ cùng ăn Osechi, và tục lệ mừng tuổi giữa những người thân trong gia đình, bàn bè cũng giống như ở Việt Nam. Điều đáng lưu ý, theo phong tục, tập quán lưu truyền từ trước thì việc tặng quà hay mừng tuổi ngày Tết ở Nhật Bản không bị “nặng nề” về giá trị vật chất mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, đạo lý ứng xử… Tuy nhiên, càng những năm gần đây, do chủ nghĩa thực tế, thực dụng ngày càng phát triển cũng đã làm biến đổi dần sang kiểu tặng quà, mừng tuổi phải tính toán “nặng nề” hơn về giá trị vật chất, tính kinh tế thị trường do đó ngày càng lấn sâu hơn vào tính văn hoá của việc tặng quà, mừng tuổi ngày Tết.

Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni



Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.

Đi chùa đầu năm


Rất nhiều người Nhật đón năm mới tại các đền, chùa nổi tiếng, họ đón năm mới ở các ngồi chùa và cầu nguyện cho năm mới tới sáng cùng với gia đình và bạn bè của họ. Họ cùng viết những lời cầu nguyện vào tờ giấy để cầu chúc cho tất cả mọi người, mọi việc sang năm mới đều được như ý muốn. Những địa điểm viếng chùa được yêu thích nhất ở Nhật

Lì xì đầu năm mới
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt.

Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn
Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn… với mục đích tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người sống xung quanh mình như: sếp, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái…Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, quý trọng.






Người nhật bản không giống chúng ta có phong tục đón tết âm lịch. Như hầu hết các nước phương tây Nhật đón năm mới theo lịch dương, với nhiều nghi thức hết sức đặc biệt mang đậm phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống văn hoá. Hãy cùng Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh tìm hiểu xem Phong tục đón tết của người Nhật Bản họ đón năm mới như thế nào nhé.

Chúng tôi tự hào là trung tâm duy nhất công khai chi phí du học Nhật bản rõ ràng và minh bạch.

Bài viết được xem nhiều nhất trong tuần qua

 
GỬI TIN NHẮN CỦA BẠN